AI CÓ THỂ BỊ RỐI LOẠN LO ÂU XÃ HỘI: NGUYÊN NHÂN VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ

1. Thế nào là Rối loạn lo âu xã hội?

“Rối loạn lo âu xã hội”, tiếng anh được gọi là Social anxiety disorder (viết tắt SAD), đây là một trạng thái tâm lý phổ biến, ảnh hưởng đến nhiều người trong xã hội hiện đại. Nó có thể gây ra căng thẳng, sự tự ti và khó khăn trong việc thiết lập và duy trì các mối quan hệ xã hội.

– Khi mắc chứng rối loạn lo âu xã hội, người bệnh thường trải qua cảm giác lo lắng và sợ hãi trong hầu hết các tình huống giao tiếp. Dưới đây là một số ví dụ cụ thể:

  • Gặp gỡ người mới, chưa từng tiếp xúc qua
  • Phải phát biểu hay biểu diễn trước nhiều người
  • Trả lời hoặc gọi điện thoại
  • Sử dụng các dịch vụ, phương tiện công cộng
  • Cần sự giúp đỡ từ người khác
  • Hẹn hò hoặc cái buổi gặp mặt đơn giản
  • Ăn uống trước mặt nhiều người

2. Một vài nguyên nhân gây ra Rối loạn lo âu xã hội (SAD):

  • Yếu tố di truyền: Rối loạn lo âu có xu hướng di truyền trong gia đình, tuy nhiên việc chiếm bao nhiêu phần trăm là do di truyền và bao nhiêu trường hợp bắt nguồn từ các hành vi ngoài xã hội vẫn chưa được xác định rõ ràng.
  • Cấu trúc não: Một cấu trúc quan trọng trong não liên quan đến rối loạn lo âu là “amygdala” – một phần của hệ thống giải phóng nhanh phản ứng sợ hãi. Người bị rối loạn lo âu có hoạt động không cân bằng trong hạch hạnh nhân có thể trải qua phản ứng sợ hãi tăng cao, gây ra sự lo lắng gia tăng trong các tình huống xã hội.
  • Môi trường phát triển: Những trải nghiệm tiêu cực trong tuổi thơ như bị bắt nạt, thiếu tình yêu thương và chăm sóc từ gia đình có thể góp phần hình thành nên chứng rối loạn lo âu xã hội.
  • Trauma (Những sự kiện có tác động mạnh đến tâm lý): Khi trải qua những sự kiện như tai nạn, thảm họa hay bị tấn công, người ta có thể bắt đầu xuất hiện các triệu chứng của rối loạn lo âu xã hội.
  • Khả năng giao tiếp và xã hội hóa: Người thiếu kỹ năng giao tiếp, thiếu sự tự tin và khó thích nghi với môi trường xã hội có nguy cơ mắc chứng rối loạn lo âu xã hội cao hơn.

3. Các triệu chứng thường gặp ở người mắc chứng Rối loạn lo âu xã hội:

– Khi người mắc rối loạn lo âu xã hội phải xuất hiện trước mặt hoặc ở cạnh người khác, họ thường trải qua những triệu chứng và hành vi đặc biệt. Dưới đây là một số triệu chứng về thể chất và sinh lý của rối loạn lo âu xã hội:

  • Đỏ mặt, đổ mồ hôi, run rẩy hoặc tim đập nhanh
  • Mức độ Lo lắng cao có thể dẫn đến buồn nôn 
  • Không thể giao tiếp bằng mắt do thiếu sự tự tin
  • Cơ thể bị cứng, không được tự nhiên và thoải mái

– Ngoài ra, có những suy nghĩ và hành vi có thể là dấu hiệu của chứng rối loạn lo âu xã hội:

  • Thường cảm thấy tự ti khi xuất hiện trước mặt người khác
  • Cảm thấy Xấu hổ hoặc lúng túng
  • Đầu óc trống rỗng và không biết nói gì
  • Sợ hãi và lo lắng người khác sẽ đánh giá tiêu cực hoặc từ chối mình.
  • Khó khăn khi ở cạnh người khác và tránh những nơi có người

– Đối với trẻ em, sự lo lắng khi tương tác với người lớn hoặc bạn bè cùng trang lứa có thể biểu hiện qua việc khóc lóc, cáu gắt, bám lấy cha mẹ hoặc không chịu nói chuyện trong các tình huống xã hội.

4. Tác động của rối loạn lo âu xã hội nếu không được điều trị:

Nếu không được điều trị, rối loạn lo âu xã hội có thể có tác động lớn đến cuộc sống của người bệnh. Lo lắng không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn cản trở công việc, mối quan hệ và đời sống hàng ngày.

  • Tự hình thành các tư duy tiêu cực
  • Nhạy cảm với lời chỉ trích
  • Kỹ năng giao tiếp xã hội kém
  • Cô lập và khó khăn trong các mối quan hệ xã hội
  • Thành tích học tập, chất lượng công việc đi xuống, kém hiệu quả
  • Nguy cơ lạm dụng các chất kích thích, chất gây nghiện
  • Nguy cơ tự tử hoặc cố gắng tự tự

5. Phương pháp điều trị rối loạn lo âu xã hội:

  • Tâm lý trị liệu: Tham gia vào cuộc trò chuyện với các chuyên gia tâm lý giúp bạn hiểu và điều chỉnh suy nghĩ và cảm xúc, từ đó giảm các triệu chứng rối loạn lo âu.
  • Sử dụng thuốc trị liệu: Trong một số trường hợp nghiêm trọng, việc sử dụng thuốc chống lo âu có thể được khuyến nghị. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc chỉ nên được thực hiện dưới sự giám sát của bác sĩ chuyên khoa.
  • Cải thiện các kỹ năng xã hội và giao tiếp: Thông qua các khóa đào tạo, buổi tập huấn hoặc tham gia vào nhóm hỗ trợ. Điều này giúp bạn tự tin hơn và dễ dàng hòa nhập vào xã hội.
  • Thay đổi lối sống: Tập thể dục đều đặn, ăn một chế độ dinh dưỡng cân bằng và duy trì giấc ngủ đủ giờ giúp cải thiện tình trạng rối loạn lo âu.
  • Sự hỗ trợ từ gia đình và bạn bè: Hãy tìm sự giúp đỡ, sự hiểu biết từ gia đình và bạn bè thân thiết.
WordPress Appliance - Powered by TurnKey Linux