Nhu cầu khám tâm lý cho trẻ tăng cao trong khi các chuyên gia hạn chế, thời gian khám kéo dài khiến bệnh nhi phải chờ cả tháng mới được khám tâm lý.
Muốn khám phải đóng tiền “giữ chỗ”
Các bệnh viện đang phải áp dụng chiến lược “đặt giữ chỗ” bằng cách đóng tiền để sắp xếp lịch khám. Mặc dù vậy, quá trình đăng ký cũng trở nên quá tải, và thậm chí phải hướng dẫn phụ huynh tìm kiếm sự giúp đỡ từ các bệnh viện khác.
Những ngày đầu tháng 10, nhiều gia đình có con nhỏ liên tục phản ánh việc đặt lịch chờ khám tâm lý cho con quá lâu, có người phải chờ cả tháng trời.
Theo giải thích của một nhân viên, do tính chất khám tâm lý cho trẻ mất nhiều thời gian, và lượng nhân lực chuyên gia khám tâm lý cho trẻ hiện đang hạn chế. Do đó dẫn đến tình trạng các bệnh nhi phải đợi đến cả tháng mới có cơ hội được khám tâm lý.
Vì sao nhu cầu tăng mạnh?
Theo bác sĩ Nguyễn Thanh Hùng – giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 1 – cho biết có ghi nhận những than phiền chờ khám tâm lý lâu và cũng đang tìm cách cải thiện.
Ông Hùng chia sẻ: “Vấn đề tâm lý gặp phải có thể do yếu tố bẩm sinh hoặc môi trường. Bẩm sinh khó tránh khỏi, tuy vậy về môi trường có thể điều tiết được bằng việc gia đình, nhà trường cần để ý giảm bớt áp lực cho các bé”
Song song với việc môi trường sống ngày càng tiến bộ thì chất lượng cuộc sống của con người cũng ngày càng được nâng cao. Do đó, các vấn đề xung quanh liên quan đến cuộc sống con trẻ, học tập cũng khiến trẻ gặp “đủ thứ gánh nặng”. Vì vậy, việc quan tâm, chăm chút vấn đề sức khỏe tinh thần được quan tâm hơn.
Bên cạnh việc thiếu hụt nguồn nhân lực trong việc khám tâm lý cho trẻ, chưa kể rất khó đào tạo phát triển. Thì việc khám tâm lý cho trẻ thường mất nhiều thời gian là vấn đề nan giải nhất.
“Khám cho một bé có vấn đề tâm lý đòi hỏi bác sĩ phải ngồi tỉ tê tâm sự với trẻ rồi làm các loại test, tối thiểu phải từ 15 – 30 phút, thậm chí cả tiếng đồng hồ” – bác sĩ Hùng lý giải.
Trước nhu cầu khám bệnh tăng cao, các bệnh viện đã linh động sắp xếp ưu tiên khám cho những trường hợp khẩn cấp. Với những trường hợp ít khẩn cấp hơn phụ huynh sẽ được tư vấn khám bác sĩ nội khoa trước để đánh giá tình trạng bệnh. Sau đó, nếu có chỉ định cần can thiệp tâm lý, bệnh nhân sẽ được ưu tiên.
Những dấu hiệu cần đưa trẻ đi khám tâm lý
Thạc sĩ tâm lý lâm sàng Vương Nguyễn Toàn Thiện cho biết có nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh rằng trẻ em, sau thời kỳ đại dịch Covid 19, có nguy cơ cao hơn về các vấn đề tâm thần như lo âu, trầm cảm, hoặc hậu quả tâm lý như mồ côi và căng thẳng kéo dài.
Thạc sĩ Thiện mô tả các biểu hiện mà phụ huynh cần chú ý để nhận biết nhu cầu khám tâm lý của trẻ, bao gồm chậm phát triển vận động, ngôn ngữ, và tương tác xã hội dưới so với tuổi.
Trẻ có thể thể hiện những suy nghĩ tiêu cực kéo dài như cảm giác có lỗi, bị bỏ rơi, không được yêu thương, cũng như các biểu hiện cảm xúc như sợ hãi, lo âu, buồn bã, tức giận.
Triệu chứng cơ thể của trẻ có thể bao gồm đau bụng, đau đầu, khó thở kéo dài, và những vấn đề khám thực thể mà bác sĩ khó xác định nguyên nhân.
Thạc sĩ Thiện khuyến cáo rằng môi trường an toàn và sự chuẩn bị trước khi đưa trẻ đến phòng tâm lý có vai trò quan trọng trong việc giúp trẻ thể hiện cảm xúc và suy nghĩ một cách thoải mái.
Ông cũng chia sẻ về những định kiến còn tồn tại trong cộng đồng về việc khám tâm lý cho trẻ, và cảnh báo về hậu quả nếu các vấn đề tâm lý không được phát hiện và can thiệp kịp thời có thể làm trẻ mất cơ hội phát triển kỹ năng và hòa nhập
Việc thể hiện sự gần gũi và quan tâm từ phụ huynh, thầy cô có vai trò quan trọng trong việc nhận biết sớm và cung cấp sự hỗ trợ tâm lý ban đầu cho trẻ để xây dựng một nền tảng vững chắc cho sự phát triển toàn diện của thế hệ mầm non.