Mất ngủ không chỉ là một vấn đề phổ biến mà còn là một thách thức đối với sức khỏe và chất lượng cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Mất ngủ không chỉ là việc khó đi vào ban đêm mà còn có thể gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe và tinh thần của bạn. Cảm giác mệt mỏi, căng thẳng, khó tập trung và giảm hiệu suất là những hậu quả không mong muốn mà mất ngủ mang lại.
Hãy cùng chúng tôi khám phá về tình trạng này và cách giải quyết trong bài viết dưới đây.
1. Tình trạng mất ngủ là gì ?
Mất ngủ là một loại rối loạn giấc ngủ mà người bệnh gặp khó khăn khi cố gắng đi vào giấc ngủ, bao gồm các triệu chứng như: khó ngủ, thức dậy dễ dàng, cảm thấy mệt mỏi sau khi thức dậy… Bệnh mất ngủ thường được phân loại thành hai cấp độ chính là cấp tính và mãn tính.
- Mất ngủ cấp tính là tình trạng mất ngủ kéo dài dưới 1 tháng và không gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe.
- Mất ngủ mãn tính là tình trạng này sẽ kéo dài hơn 1 tháng, ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh.
2. Nguyên nhân dẫn đến mất ngủ .
Mất ngủ xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau , dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:
- Stress và lo lắng: Áp lực từ công việc, cuộc sống cá nhân, hoặc tâm lý không ổn định có thể dẫn đến mất ngủ. Cảm giác căng thẳng và lo lắng khiến cho việc thư giãn và đi giấc ngủ trở nên khó khăn.
- Thói quen ngủ không tốt: Sử dụng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ, uống cà phê hoặc rượu vào buổi tối, hay thức khuya là những thói quen có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ.
- Bị rối loạn chu kỳ thức, ngủ vì thay đổi lịch làm việc, thay đổi múi giờ.
- Vấn đề tuổi tác: người lớn tuổi, người già thường dễ bị mất ngủ.
- Môi trường ngủ không tốt: Âm thanh ồn ào, ánh sáng mạnh vào ban đêm, nhiệt độ phòng không phù hợp cũng có thể làm giảm chất lượng giấc ngủ.
- Ngoài ra , Các triệu chứng của bệnh lý: bệnh Parkinson, bệnh Alzheimer, dạ dày, viêm khớp, tiểu đường…
3. 5 phương pháp giúp giảm mất ngủ hiệu quả.
- Hạn chế sử dụng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ: Tránh sử dụng điện thoại di động, máy tính hoặc TV ít nhất 1 giờ trước khi đi ngủ vì ánh sáng xanh có thể ảnh hưởng đến chu kỳ tự nhiên của giấc ngủ.
- Tập thể dục đều đặn: Tập thể dục vào buổi sáng hoặc giữa trưa có thể giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ vào ban đêm.
- Tạo môi trường ngủ tốt: Tạo điều kiện yên tĩnh, thoải mái và tối đa hóa bóng tối trong phòng ngủ để tạo điều kiện thuận lợi cho giấc ngủ.
- Tránh uống đồ uống chứa caffeine và rượu trước khi đi ngủ: Hạn chế hoặc tránh uống các loại đồ uống chứa caffeine và rượu vào buổi tối để không ảnh hưởng đến giấc ngủ.
- Thực hành kỹ thuật thư giãn: Học các phương pháp thư giãn như thiền, yoga hoặc hít thở sâu để giảm căng thẳng và chuẩn bị tâm trí cho giấc ngủ.
- Nếu không rõ nguyên nhân gây mất ngủ, việc khám sức khỏe sẽ giúp bác sĩ tìm dấu hiệu của các vấn đề y tế có thể liên quan đến chứng mất ngủ.